Tin tức
Tin mới nhất
[Nắm vững] Cách trồng cây trầu bà trong nước đơn giản tại nhà
Ngày nay, cây trầu bà kiểng được nhiều gia đình trồng để trang trí nhà cửa bên cạnh đó họ còn quan niệm rằng loại cây này mang đến bình an và may mắn cho gia chủ. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến loại cây này. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cụ thể về cách trồng cây trầu bà trong nước đơn giản tại nhà nhé!
Đặc điểm nổi bật của cây trầu bà
Tên khoa học của cây trầu bà là Epipremnum aureum, là cây thuộc họ ráy chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Indonesia. Đây là loại cây có dạng thân leo, có lá đơn, gốc của lá có hình trái tim đặc trưng và thuôn dài ở đỉnh. Cây trầu bà có một màu xanh rất tươi mát, đôi khi có thêm những đốm vàng trên lá. Những cụm hoa của cây có dạng mo, cuốn lá ngắn, bò dài hoặc buông thõng trên các chậu cây treo.
Nếu cây trầu bà được trồng ở dạng thủy sinh thì sẽ có rễ rất đẹp vì vậy nên loại cây này thường dùng để trang trí nhà cửa và vừa có tác dụng sinh học rất tốt cho môi trường và con người.
Cách trồng cây trầu bà trong bình nước
Ngoài tên cây trầu bà chúng còn có nhiều tên gọi khác nữa như cây vạn niên thanh, thiết mộc lan,... là biểu tượng cho sự bền bỉ, cố gắng, nỗ lực vươn lên không ngừng trong cuộc sống.
Theo phong thủy, người ta quan niệm rằng cây trầu bà là bảo bối mang lại sự may mắn, bình an cho người trồng chúng. Cây sẽ phát huy hết tác dụng phong thủy khi chúng được đặt ở đúng vị trí như bàn làm việc, ban công, ngoài cửa sổ, những nơi có đầy đủ ánh sáng thì cây sẽ phát triển rất tốt.
Tại sao cây trầu bà hiện nay lại được ưa chuộng
Hiện nay cây trầu bà được trồng ngày càng phổ biến bởi quá trình chăm sóc chúng đơn giản, không cần bón phân, cách trồng cây lại đơn giản mà ai cũng có thể làm được. Ngoài ra, cây trầu bà có thân nhỏ gọn có thể dễ dàng linh động trang trí ở nhiều vị trí khác nhau.
Đặc biệt hình dạng bên ngoài chúng vừa sạch sẽ, vừa sang trọng, góp phần tạo được điểm nhấn cho không gian của bạn tạo nên một không gian xanh sinh động trông rất thoải mái và dễ chịu cho không gian căn phòng bạn.
Các loại trầu bà được trồng phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều loại cây trầu bà được trồng hiện nay, dưới đây là ba loại cây trầu bà được ưa chuộng nhất:
- Trầu bà xanh: Loại trầu bà này có lá màu xanh tươi, mọc dọc theo thân, chúng có sức sống bền bỉ, rất dễ thích nghi với môi trường và sinh trưởng nhanh. Bên cạnh đó, vì cây có dáng nhỏ bé, nên được nhiều người lựa chọn trồng thủy sinh.
- Trầu bà cẩm thạch: Lá của loại trầu bà này có hình trái tim song song với đó lá còn có các đốm trắng xanh xen kẽ trên lá. Điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa các loại cây trầu bà khác. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hấp thụ khí fomandehit cùng các bức xạ khác.
- Trầu bà lỗ: Hay chúng còn có tên gọi là trầu bà cửa sổ, màu lá xanh đậm, trên lá có nhiều lỗ rách không đều nhau như như bị sâu ăn. Chính những lỗ rách đó đã tạo nên sự khác biệt của trầu bà lỗ với các loại trầu khác. Loại cây này thường được sử dụng để trang trí ở các quán cafe, trà sữa, khách sạn,...
Cách trồng cây trầu bà thủy sinh
Bật mí cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà
Đọc đến đây chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về đặc điểm nổi bật cũng như công dụng của cây trầu bà. Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách trồng cây trầu bà trong nước.
Quy trình cách trồng cây trầu bà trong nước bằng cây giống
Các bước chuẩn bị cách trồng trầu bà
- Lựa chọn cây giống: Bạn nên lựa chọn cây có nhiều nhánh, lá không bị vàng hay bị sâu bệnh. Thân cây không được sần sùi và dài quá 45cm. Ngoài ra, bộ rễ cần phải khỏe và không bị hư hại. Bạn có thể chọn mua cây giống ở các cửa hàng chuyên bán cây kiểng.
- Chậu thủy tinh hoặc lọ: Bạn có thể chọn châu, lọ hoặc cũng có thể dùng bình thủy tinh nuôi cá,... chúng được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng lưu niệm hoặc có thể mua trên shopee,... với giá tiền cực rẻ. Chậu dùng để trồng cây trầu bà phải có đế bình rộng để rễ của cây dễ dàng phát triển, miệng lọ nhỏ để giữ cây cố định hoặc bạn có thể sử dụng thêm sỏi, viên đất nung,... để cố định lại cây.
- Nước sạch: Nên sử dụng nước đóng chai để tránh trường hợp nước bị ô nhiễm clo.
- Phân bón: Phân có dạng nước rất dễ hòa tan giúp cây dễ dàng hấp thụ, qua thân, lá, rễ,... nhờ đó cây sẽ phát triển rất nhanh , lá căng khỏe. Phân nước thủy sinh có một ưu điểm đó là giúp hạn chế tối đa mọc rêu gây hại cho cây. Tuy nhiên, khi dùng quá nhiều mà không thay nước cho cây vẫn dẫn đến tình trạng mọc rong rêu.
Tiến hành trồng cây trầu bà trong nước bằng cây giống
- Bước 1: Tiến hành xử lý cây giống, tách bầu đất ra đến rễ cây là được, sau đó đem rễ đi rửa dưới nước sạch để trôi hết bùn đất thì khi trồng cây vào lọ thủy tinh cây sẽ sạch đẹp hơn. Tiếp theo bạn cần tỉa những phần rễ bị hư hỏng và cắt bớt những phần lá ở gần gốc cây.
- Bước 2: Tiếp tục cho nước sạch vào lọ, bạn cần phải trừ hao phần nước khi thêm cây và phần sỏi vào bình sẽ dễ bị tràn nước ra ngoài. Đổ một lượng nước vừa đủ để cây trầu bà vào trong bình ngập qua rễ là được. Nếu bạn có sử dụng thêm sỏi để cố định phần thân cây cho vững. Khi mực nước chưa đủ bạn có thể thêm nước vào tuy nhiên không được để ngập cả thân và lá nhé!
Bật mí cách trồng cây trầu bà đơn giản tại nhà
Cách trồng cây trầu bà trong nước bằng phương pháp giâm cành
Chuẩn bị bầu / lọ tương tự như trồng bằng cây con.
- Bước 1: Chọn cây con khỏe mạnh cắt bỏ cành (tránh cây có lá màu vàng, nâu đen).
- Bước 2: Cắt phía dưới đốt thân (phần cuống màu nâu mọc phía trước thân lá trên cây). Rễ sẽ hình thành ngay dưới vết cắn khi được đặt trong nước. Hãy chắc chắn rằng bạn có ít nhất 3 nốt nhạc, nhưng không quá 4. Việc cắt chỉ có thể hỗ trợ nhiều lá cho đến khi nó hình thành rễ mới.
- Bước 3: Loại bỏ tất cả các lá bên dưới vết cắn để lá không bị thối trong nước và làm tắc rễ mới mọc.
- Bước 4: Đặt cành cây vào bình hoặc lọ chứa đầy nước sạch, đảm bảo nước ngập ít nhất 1 hoặc 2 đốt dưới cùng.
- Bước 5: Đặt ở nơi có ánh nắng gián tiếp (gần cửa sổ nhưng không bị ánh nắng trực tiếp). Rễ sẽ xuất hiện sau 1 tháng.
- Bước 6: Khi rễ dài khoảng 1 cm thì đổ nước sạch vào bình. Đảm bảo rễ ngập hoàn toàn. Bổ sung phân bón nếu cần thiết.
Cách chăm sóc cây trầu bà sau khi trồng
Dưới đây là cách chăm sóc cây trầu bà sau khi trồng mà bạn có thể tham khảo qua:
- Thay nước 2-3 tuần một lần: Cây trầu bà cần giữ mực nước ngập mặt, vì vậy bạn cần thường xuyên bổ sung nước ít nhất 2 lần/ tuần cho cây. Để đảm bảo lượng nước bổ sung, bạn cần để rễ cây ngập đều trong dòng nước. Bạn cũng nên thường xuyên thay nước cho cây sau mỗi tuần hoặc khi thấy cây ra nước hơi vàng và úng rễ.
- Tỉa cây trầu bà: Khi tưới đẫm tay, bạn cần cắt tỉa những rễ già úng và rửa sạch bình. Nên cắt bớt những lá úa vàng, úng nước để cây không bị sâu bệnh. Khi cây đã mọc dày, bạn có thể cắt tỉa để tiếp tục nhân giống trong chậu thủy sinh mới.
- Ánh sáng: Trầu không là loại cây ưa bóng, bạn nên đặt cây ở những vị trí râm mát tránh ánh nắng trực tiếp hoặc dưới bóng đèn huỳnh quang. Tuy nhiên, hàng tuần bạn nên cho cây vào buổi sáng khoảng 1 giờ/ 1 lần, điều này sẽ giúp cây phát triển tốt hơn và cho màu lá đẹp hơn.
- Nhiệt độ: Cây thích hợp trồng ở nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C. Vì vậy, bạn không nên để nhiệt độ môi trường xuống dưới 10 độ C vì như vậy cây sẽ không sống được. Để cây phát triển nhanh và tốt, bạn cần để nhiệt độ phòng ở mức 21 - 30 độ C.
Một số vấn đề cần lưu ý khi trồng cây trầu bà
Để không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trầu bà khi trồng trong nước bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Cách trồng cây trầu bà trong nước
Thường xuyên dọn sạch tảo: Chúng ta nên thường xuyên vệ sinh chậu cây để rêu không sinh trưởng và phát triển đồng thời còn giúp cây giữ được tính thẩm mỹ an toàn cho cây. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng cũ hoặc dùng chiếc khăn để chà sạch rong rêu bên trong bình.
Trong quá trình dọn vệ sinh trong bình bạn có thể chuyển cây sang một chiếc bình nước khác thậm chí là có thể đựng trong một xô nước. Bật mí cho bạn một mẹo nhỏ nữa đó là nên sử dụng bình có màu tối để giảm tác động ánh sáng xuyên qua bình để hạn chế quá trình xuất hiện rong rêu.
Khi lá xuất hiện màu vàng hoặc nâu: Khi ánh sáng mặt trời quá nhiều, lượng phân bón thừa hoặc không đủ, nước bị bẩn. Thì bạn nên đặt chậu cây ở cửa sổ quay về hướng Bắc và sử dụng rèm cửa để giảm thiểu lượng ánh mặt trời tác động vào cây. Ngoài ra, chúng ta nên bón phân 4 - 6 tuần một lần và nên thay nước 2 - 4 tuần một lần.
Thân lá còi cọc và chậm phát triển: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cây ở nhiệt độ cao hoặc thấp do không đủ phân bón. Để khắc phục tình trạng này bnaj không nên để chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và nên bón phân 4 - 6 tuần 1 lần.
Như vậy, bài viết trên đây chúng ta đã tìm hiểu cách trồng cây trầu bà trong nước đơn giản tại nhà. Vì mọi người quan niệm rằng trồng cây trầu bà kiểng trong nhà không chỉ dùng để trang trí nhà cửa mà còn đem lại sự may mắn tài lộc cho gia chủ ngoài ra chúng còn đem đến sự dẻo dai với sức sống bền bỉ, thích nghi với mọi hoàn cảnh. Chính vì những ý nghĩa tốt đẹp như vậy mà cây trầu bà đần trở thành loại cây kiểng ưa chuộng của nước ta hiện nay.