Hotline 024 3568 3680

0

Tin tức

Cách trồng nấm rơm tại nhà năng suất cao, thu hoạch nhanh

Cách trồng nấm rơm tại nhà không quá phức tạp, bạn chỉ cần dành một khoảng không gian trong vườn nhà cùng chút ít thời gian để trồng và chăm sóc loại thực vật giàu dinh dưỡng này. Ngay trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các kỹ thuật trồng nấm rơm tại nhà giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

nấm rơm

Nấm rơm

Điều kiện để nấm rơm sinh trưởng tốt

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella Volvacea, xuất hiện nhiều ở các khu vực Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Tại Việt Nam, nấm này thường chủ yếu có ở các làng quê với các tên gọi quen thuộc như nấm mũ rơm, nấm rạ.

Ngoài việc tự mọc trong tự nhiên, để thực hiện cách trồng nấm rơm tại nhà thuận lợi, sinh trưởng tốt và cho ra năng suất cao bạn cần chú ý nhiều yếu tố:

  • Độ pH: Độ pH thích hợp nhất là từ 7 - 8. Để kiểm tra và điều chỉnh phù hợp, bạn có thể dùng giấy quỳ tím để đo. Trường hợp, nếu độ pH còn thấp thì tưới thêm nước vôi vào.
  • Nhiệt độ: Nấm rơm sinh trưởng tốt trong môi trường có điều kiện ấm nóng. Do đó, từ 28 - 30 độ C sẽ là khoảng nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển ổn định của nấm.
  • Độ ẩm: Độ ẩm phù hợp giúp điều hòa tốt sự bốc hơi nước từ mô nấm và quả thể ra không khí. Nên để nấm sinh trưởng trong môi trường có độ ẩm từ 80 trở lên. Vì thấp quá sẽ khiến cho đầu nấm bị teo, sản phẩm không đạt chất lượng.
  • Không khí: Khu vực trồng nấm cần thoáng khí. Nếu bạn trồng nấm trong nhà kín thì cần lắp đặt thêm thiết bị để đưa không khí vào.
  • Nước: Nên thường xuyên kiểm tra bề mặt rơm để biết độ khô mà tưới phun sương kịp thời khi cần thiết.

cách trồng nấm rơm tại nhà

Chọn nơi có độ ẩm phù hợp để nấm rơm được sinh trưởng tốt

Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm

Thời gian trồng

Với tình trạng công nghệ kỹ thuật phát triển như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể trồng nấm rơm quanh năm. Nếu bạn trồng vào dịp giáp tết thì cần làm thêm rào chắn gió, bố trí mô nấm lớn thẳng góc với hướng giá và giữ ẩm tốt vì khoảng thời gian này có gió lạnh thổi mạnh cùng nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng đến sản phẩm thu hoạch được.

Còn đối với mùa mưa, khu vực trồng nấm cần có thêm mái che hoặc làm mô cao, dày để tránh bị ngập úng, giảm ẩm và thoát nước tốt.

Địa điểm trồng

Địa điểm trồng nấm rơm tại nhà thích hợp nhất là những nơi râm mát như vườn cây và có ít ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm rơm. Bạn có thể chọn nơi có nền khô ráo, gần nguồn nước tưới và phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ để tránh mầm bệnh cho nấm.

Vật liệu trồng

Nguyên liệu để trồng nấm rơm rất đơn giản, bạn có thể tìm và chuẩn bị các loại như: rơm rạ, bẹ chuối khô, bông gòn, bã mía,... Đối với rơm rạ, bạn cần ngâm qua nước rồi vớt lên để ráo, chất thành đống và sau 3 ngày mới sử dụng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn phải phơi rơm thật khô.

chuẩn bị trồng nấm rơm

Công tác chuẩn bị rơm, rạ trước khi bắt đầu trồng nấm rơm

Việc chọn giống cũng rất quan trọng vì nó sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại cho cách trồng nấm rơm tại nhà của bạn. Nên mua giống nấm từ các nhà cung cấp uy tín, không bị nhiễm bệnh, không quá già/non, giống có mùi thơm dễ chịu,.. Ưu tiên những loại giống cho năng suất cao và có đặc tính phù hợp với khu vực trồng.

Cách trồng nấm rơm trong thùng xốp

Ủ rơm

Đối với rơm, rạ khô, bạn cần chuẩn bị sẵn 1m3 nước vôi kết hợp với 4kg vôi khô. Ngâm rơm, rạ khô trong nước vôi khoảng 1 tiếng để lọc nấm tạp, tẩy rửa chất phèn và chất mặn có trong rơm.

Sau đó tiến hành chất rơm thành từng khối cao khoảng 1-2 tất và tưới một ít nước, tiếp tục như vậy cho tới khi khối rơm cao đến 1,5 - 2m là được. Còn chiều dài của khối rơm thì tùy thuộc vào lượng rơm bạn muốn ủ hoặc diện tích mà bạn có thể trồng là bao nhiêu.

Khi ủ rơm, bạn nên dậm xung quanh khối rơm còn ở giữa thì nên dậm sơ và tưới nước. Sau đó, dùng ni lông hoặc lá chuối phủ xung quanh để giữ ấm và giữ nhiệt cho khối rơm. Cách 1 tuần từ khi ủ, hãy đảo rơm cho đều, bạn có thể rải vôi bột trong lúc ủ rơm để xử lý đất và giúp rơm mau chín.

Chọn meo giống

Meo nấm đạt chuẩn cho một vụ mùa bội thu là phải từ 13 - 16 ngày tuổi và không nên để quá 10 ngày. Tơ nấm dày, ăn kín đáy, có trắng hình lông chim và chạy thẳng, thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng. Không nên chọn loại bị nhão, có mùi chua, phía dưới đá bị ẩm ướt, túi có đốm nâu hoặc đen.

trồng nấm rơm tại nhà

Meo giống nấm rơm

Tiến hành rắc meo giống

Sau khi đã chọn được meo giống, chúng ta sẽ bắt tay vào cách trồng nấm rơm trong thùng xốp. Khi rơm, rạ được ủ và đạt tiêu chuẩn, bạn cần xé nhỏ chúng và cho vào những chiếc thùng đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, cấy meo nấm xung quanh thành và trên bề mặt thùng xốp. Sau mỗi một lớp rơm bạn nên dùng lực vừa phải đến nén lớp rơm, rạ đó xuống cho đến khi rơm, rạ được xếp đầy thùng. Dùng túi nilon trùm kín thùng lại để tránh vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập. Nên để thùng nấm tại những nơi khô ráo thoáng đãng và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Cách chăm sóc nấm rơm tại nhà

Đối với cách trồng nấm rơm tại nhà thì việc chăm sóc cũng không quá khó khăn. Điều mà bạn cần lưu ý nhất đó chính là luôn giữ độ ẩm cho nấm bằng cách thường xuyên cấp nước đủ nước để nấm được sinh trưởng và phát triển tốt. Vì khi thiếu nước, nấm sẽ còi cọc nhưng nếu thừa nước các phối nấm sẽ bị hỏng thối.

Vậy nên, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm thì nên lắp đặt một hệ thống tưới thông minh nhỏ giọt hoặc phun sương cho nấm rơm của mình để giúp duy trì độ ẩm tốt nhất. Với hệ thống này, nước sẽ được đưa đến giá thể trồng nấm một lượng nhỏ nước vừa đủ, đều đặn và chính xác mà không ảnh hưởng đến mũ nấm. Theo thống kê trong những năm gần đây, những người trồng nấm đều thu được sản lượng nấm cao với chất lượng tốt nhất.

  • Giúp tiết kiệm nguyên liệu trồng, nước tưới và đất trồng.
  • Tăng trọng lượng và kích thước cho nấm trong các đợt thu hoạch.
  • Phòng tránh được nhiều bệnh do thiếu hoặc thừa nước.
  • Tiết kiệm công sức và chi phí tưới tiêu.

Bên cạnh đó, mỗi ngày nên mở túi nilon ra một lần để thoát khí và cung cấp oxy cho nấm. Bạn cũng có thể dùng đèn neon để chiếu sáng cho nấm phát triển mau hơn.

dụng cụ trồng nấm rơm

Đầu thiết bị tưới nhỏ giọt trồng nấm rơm tại nhà

Cách thu hoạch nấm rơm

Nấm rơm sinh trưởng và phát triển rất nhanh nếu được chăm sóc trong môi trường hợp lý. Do đó, kể từ sau khi ủ khoảng 10 - 14 ngày là bạn đã có thể thu hoạch. Những cây nấm đạt chuẩn là những cây có phần đầu búp và hơi nhọn.

Để hái nấm, bạn chỉ cần xoay nhẹ cây nấm và tách chúng ra khỏi mô. Lưu ý là không để sót lại chân nấm vì khi chân nấm thối rữa sẽ làm ảnh hưởng đến các nụ nấm kế bên và dễ gây bệnh. Sau khi thu hái xong cần đắp mô lại cẩn thận. Thời điểm thu hái nấm rơm tốt nhất và vào sáng sớm và đầu giờ chiều (mỗi ngày 2 lần).

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách trồng nấm rơm tại nhà hiệu quả. Hy vọng nó sẽ mang lại những thông tin hữu ích vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp bạn có được lượng lớn loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này.