Hotline 024 3568 3680

0

Tin tức

3 Cách làm thuốc trừ sâu sinh học tại nhà hiệu quả 100%

Thuốc trừ sâu là loại thuốc được sử dụng khá rộng rãi để tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Loại thuốc này được pha chế từ các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, chi phí thấp và dễ thực hiện. Sau đây, Smart Garden sẽ hướng dẫn 3 cách làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản, mang lại hiệu quả cao. Bạn hãy tham khảo ngay nhé!

Thuốc trừ sâu sinh học là gì

Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Cách làm thuốc trừ sâu sinh học như thế nào?

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học hay còn gọi là thuốc trừ sâu hữu cơ. Loại thuốc này được bào chế từ các chế phẩm có nguồn gốc sinh học để gây ức chế, diệt trừ sâu gây hại như: vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, virus), độc chất của thực vật và các hợp chất do vi sinh vật tiết ra. Thuốc trừ sâu sinh học rất an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường.

Công dụng của thuốc trừ sâu sinh học

Cũng tương tự như các loại thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học có công dụng chính là phòng ngừa và trừ sâu gây bệnh. Loại thuốc này được sử dụng chủ yếu khi sâu bệnh bắt đầu xuất hiện, sâu còn non và sức phá hoại chưa lớn. Các vi sinh vật hoặc chất độc có trong thuốc sẽ tiêu diệt sâu trong vòng từ 2 - 3 ngày và hạn chế sự trở lại của chúng.

So với thuốc trừ sâu hóa học thì thuốc trừ sâu sinh học có tác dụng triệt trừ sâu chậm nhưng hiệu quả lâu dài, không có hại cho con người và môi trường xung quanh. Hơn nữa, cách làm thuốc trừ sâu sinh học có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách sử dụng các loại thảo mộc quen thuộc, rất tiện lợi và tiết kiệm.

Công dụng của thuốc diệt trừ sâu sinh học

Công dụng của thuốc diệt trừ sâu sinh học

Có mấy loại thuốc trừ sâu sinh học?

Thuốc trừ sâu sinh học gồm có 2 loại chính đó là: thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu vi sinh. Mỗi loại có công dụng và ưu điểm sau.

  • Thuốc trừ sâu thảo mộc: Là loại thuốc được sản xuất bằng cách tách, chiết các độc chất của các loại thực vật như: cây cỏ, cây có dầu. Chất độc này sẽ tác động lên cơ thể và hệ thần kinh của sâu, gây ức chế sự sinh trưởng và phát triển làm sâu bệnh bị nhiễm độc và chết đi.
  • Thuốc trừ sâu vi sinh: Là loại thuốc được điều chế bằng cách thêm các chế phẩm từ vi sinh vật vào trong thành phần của thuốc như: nấm, tảo, virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh,… Cơ chế tiêu diệt côn trùng của thuốc trừ sâu vi sinh bằng 3 cách:
    • Vi sinh vật sản sinh ra sinh khối có chứa lượng kháng sinh lớn – là độc tố đối với sâu bệnh, khiến cho chúng bị nhiễm chất độc và chết đi.
    • Một số chủng vi khuẩn bài tiết ra chất dịch có mùi khó chịu, giúp xua đuổi côn trùng, ngăn ngừa chúng cắn phá hoa màu.
    • Cạnh tranh sinh tồn: Vi sinh vật có trong thuốc trừ sâu sinh học vô hại đối với cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển mạnh.

Ưu điểm và nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học có những ưu điểm và nhược điểm như sau.

cách làm thuốc trừ sâu sinh học

Ưu và nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Ưu điểm

  • An toàn đối với môi trường và sức khỏe của người sử dụng.
  • Thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc hữu cơ nên những hợp chất có trong thuốc ít gây độc hoặc không độc hại đối với thực vật. Thời gian phân hủy ngắn, chỉ từ 3 – 7 ngày nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
  • Thuốc trừ sâu sinh học được bào chế từ nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ.
  • Cách làm thuốc trừ sâu sinh học rất đơn giản, dễ thực hiện và không nhất thiết phải pha chế chính xác mà vẫn đảm bảo đạt hiệu quả cao.

Nhược điểm

  • Tuy có nhiều ưu điểm nhưng thuốc trừ sâu sinh học mang lại hiệu quả chậm. Nếu muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình tiêu diệt sâu bệnh gây hại thì người sử dụng phải tăng số lần và số lượng thuốc cần phun.
  • Ngoài ra, thuốc trừ sâu phải được bảo quản kỹ lưỡng để tránh làm giảm hiệu lực của thuốc.

Cách làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản, hiệu quả tại nhà

Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học đã bị cấm trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Điều này đã khiến không ít bà con nông dân lựa chọn thuốc trừ sâu sinh học để kiểm soát sâu bọ.

Có rất nhiều cách làm thuốc trừ sâu sinh học được áp dụng, tuy nhiên do nhu cầu kiểm soát sâu bọ tại các trang trại hữu cơ lớn nên công thức làm chế phẩm sinh học này đòi hỏi phải có nhiều kinh phí. Dưới đây là 3 cách làm thuốc trừ sâu sinh học có chi phí thấp, nguyên liệu dễ tìm, giúp người nông dân có thể tự pha chế với số lượng lớn để phục vụ cho các trang trại nông nghiệp với quy mô lớn.

Hỗn hợp Agniastra - Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ lá cây tràm keo

Thuốc trừ sâu sinh học từ lá cây tràm keo

Thuốc trừ sâu sinh học từ lá cây tràm keo

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 10 Lít nước tiểu của trâu, bò hay dê.
  • 1kg lá cây thuốc lá.
  • 500g ớt chỉ thiên.
  • 500g tỏi.
  • 5kg lá tràm keo phơi khô.

Cách thực hiện:

  • Bạn giã mềm cây thuốc lá rồi cho vào nước tiểu của trâu, bò, dê.
  • Sau đó cho ớt chỉ thiên và tỏi vào hỗn hợp.
  • Cho lá tràm keo phơi khô vào rồi đun vừa cho đến khi sôi (lưu ý không để sôi quá lâu). Để nguội và đun lần 2. Hỗn hợp này bạn nên đun tối đa khoảng 4 lần rồi để hỗn hợp lên men trong 24 giờ.
  • Dùng lưới lọc để lọc dung dịch và loại bỏ bã.
  • Pha dung dịch với nước theo tỷ lệ 2:100 rồi phun đều lên thân cây để kiểm soát các loại sâu đục lá, đục quả hoặc đục thân.

Cây tràm keo được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị để lấy gỗ nên nguồn nguyên liệu dồi dào có thể lấy để làm thuốc trừ sâu sinh học.

Hỗn hợp Bramhastra - Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ lá cây cà độc dược

Thuốc trừ sâu sinh học từ lá cây cà độc dược

Thuốc trừ sâu sinh học từ lá cây cà độc dược

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 10 Lít nước tiểu trâu, bò hay dê.
  • 3kg lá tràm keo.
  • 2kg lá cây mãng cầu (cây na) hoặc 500g hạt mãng cầu.
  • 2kg lá đu đủ.
  • 2kg lá cây lựu.
  • 2kg lá cây ổi.
  • 2kg lá cây cà độc dược.
  • 2kg lá cây chè.

Cách thực hiện:

  • Bạn giã mềm các loại nguyên liệu sau: lá tràm keo, lá cây mãng cầu hoặc hạt mãng cầu, lá đu đủ, lá cây lựu, lá cây ổi rồi cho vào nước tiểu của trâu, bò, dê.
  • Sau đó cho lá cây cà độc dược, lá cây chè vào hỗn hợp và đun vừa đến nhiệt độ sôi, để nguội. Đun tiếp lần 2, thực hiện tương tự cho đến lần 4 và lần 5 là ngưng. Bạn có thể thay thế lá cây cà độc dược bằng quả và pha chúng với hỗn hợp theo tỷ lệ 3:1.
  • Để hỗn hợp lên men sau 24 giờ và dùng vải lọc lấy nước dung dịch, loại bỏ bã.
  • Pha dung dịch với nước theo tỷ lệ 2:100 rồi phun đều lên khu vực có sâu bệnh gây hại: các loại rệp, bọ hút nhựa cây, sâu đục hại thân, quả và lá.

Hỗn hợp Neemastra - Cách làm thuốc trừ sâu sinh học từ cây xoan Ấn (cây Neem)

Thuốc trừ sâu sinh học từ cây xoan Ấn (cây Neem)

Thuốc trừ sâu sinh học từ cây xoan Ấn (cây Neem)

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 100 Lít nước lọc.
  • 5 Lít nước tiểu của trâu, bò hoặc dê.
  • 5kg phân bò.
  • 5kg lá cây xoan Ấn.

Cách thực hiện:

  • Pha nước lọc với nước tiểu trâu, bò hoặc dê.
  • Sau đó cho phân bò vào hỗn hợp (Lưu ý là phân bò đã được xử lý để loại bỏ mầm bệnh).
  • Giã lá cây xoan Ấn rồi cho vào hỗn hợp. Để hỗn hợp lên men khoảng 24 giờ và khuấy đều 2 lần trong ngày.
  • Lọc hỗn hợp để lấy dung dịch và loại bỏ bã.
  • Dùng dung dịch để xử lý các loại bọ hút nhựa và rệp sáp hại cây. 100 Lít dung dịch này có thể sử dụng cho 0,4ha đất trồng.

Cây xoan Ấn hay còn gọi là cây Neem có nguồn gốc từ Ấn Độ, là loại cây có hàm lượng dầu cao, có thể dùng để diệt sâu bọ. Cây xoan Ấn được dùng để làm thuốc trừ sâu sinh học cho các trang trại lớn.

Thuốc trừ sâu sinh học làm tỏi, ớt, gừng và rượu

cách làm thuốc trừ sâu sinh học đơn giản

Thuốc trừ sâu sinh học làm tỏi, ớt, gừng và rượu

Nguyên liệu bao gồm: 

  • Gừng
  • Tỏi
  • Ớt 
  • Rượu trắng 

Pha chế theo công thức: 

1kg gừng + 1kg ớt tươi + 1kg tỏi + 3 lít rượu.

Cách thực hiện: 

  • Nghiền nát gừng, tỏi, ớt. 
  • Đổ hỗn hợp vừa được nghiền vào chum ngâm. 
  • Sau đó đổ tiếp 3 lít rượu vào chum, bịt kín lại và để ở nơi thoáng mát. Mục đích của việc bịt kín chính là không để rượu bị bay hơi và biến chất.
  • Sau 15 ngày ủ, lấy ra và pha với nước. Sau đó phun hỗn hợp lên hoa màu. Tỷ lệ như sau: 12 lít nước tương ứng với 200ml nước cốt đã ủ. 
  • Hỗn hợp chưa dùng tới sẽ được đậy kín và sử dụng trung bình trong khoảng 4 - 5 tháng. Loại thuốc này để trị các loại bọ nhảy, sâu tơ, sâu khoang,...

Thuốc trừ sâu từ vỏ trứng

Thuốc trừ sâu từ vỏ trứng

Thuốc trừ sâu từ vỏ trứng

Nguyên liệu bao gồm:

  • Vở trứng

Cách thức thực hiện:

  • Thu lượm vỏ trứng sau đó nghiền nát
  • Độ sắc nhọn của vỏ trứng sẽ tự nhiên cắt đứt thân của các con sâu nhỏ.
  • Rắc 2 lần/ tháng xung quanh gốc cây và trộn vào các loại phân bón lót trước khi trồng để tăng độ hiệu quả.

Làm thuốc từ sâu tại nhà từ hành tăm

Làm thuốc từ sâu tại nhà từ hành tăm

Làm thuốc từ sâu tại nhà từ hành tăm

Nguyên liệu bao gồm:

  • Hành tăm

Cách thức thực hiện:

  • Nghiền nát nhuyễn hành tăm rồi pha với nước sạch theo tỷ lệ như sau: 1 lạng hành tăm hòa với 1 lít nước.
  • Sau đó ủ kín hỗn hợp này trong vòng 1 tuần.
  • Hòa nước cốt hành tăm với nước theo tỷ lệ 1:4 rồi phun trực tiếp lên cây trồng sẽ giúp ngăn ngừa úng nước, các bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá. Ngoài ra có thể ngăn ngừa chuột, nấm bệnh, sâu, bọ.

Hướng dẫn làm thuốc trừ sâu sinh học từ vi sinh vật

EM gốc + dấm, rượu

Nguyên liệu bao gồm:

  • 1 lít EM1
  • 1 lít giấm
  • 1 lít rượu 
  • 1 lít mật đường
  • 6 lít nước sạch

Cách thức thực hiện:

  • Đổ 6 lít nước vào thùng sau cho một ít mật đường vào.
  • Pha thêm rượu (hoặc cồn), dấm vào hỗn hợp rồi sau đó khuấy lên.
  • Bọc kín nilon ở miệng thùng và sau đó đóng kín nắp lại.
  • Tiến hành ủ trong 3 tháng sau đó mang ra sử dụng.

Lưu ý rằng: trong quá trình ủ sẽ sinh khí gas nên phải thường xuyên mở nắp để xả ga sau đó đậy lại như cũ. Bảo quản ở những nơi thoáng mát và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Em gốc + Thảo mộc

Nguyên liệu bao gồm:

  • 1 lít EM gốc
  • 6kg thảo mộc có mùi hương mạnh như sả, ngải cứu, bạc hà, cà chua,...
  • 1 lít mật đường
  • 28 lít nước.

Cách thức thực hiện:

  • Hòa tan 1 lít mật đường và chế phẩm EM vào 28 lít nước.
  • Băm nhỏ các thảo mộc đổ vào hỗn hợp nước và mật đường.
  • Gom tất cả các hỗn hợp trên vào một thùng có nắp đậy, bọc kín nilon ở miệng thùng.
  • Ủ hỗn hợp trong điều kiện nhiệt độ 25 - 30 độ và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. 
  • Ủ hỗn hợp trong thời gian khoảng từ 10 đến 15 ngày và mở nắp để xả khí gas thường xuyên.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

Mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc trừ sâu sinh học

Mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc trừ sâu sinh học

  • Pha chế đúng liều lượng đã hướng dẫn và sử dụng để triệt trừ đúng loại sâu bệnh, mầm bệnh vào đúng thời điểm.
  • Thuốc trừ sâu sinh học chỉ mang lại hiệu quả tốt khi phun phòng ngừa hoặc diệt trừ sâu bệnh nhẹ. Nếu bệnh tiến triển nặng, cây còi cọc hoặc héo rũ thì bạn nên kết hợp với thuốc trừ sâu hóa học để giảm thiểu thiệt hại.
  • Không nên trộn quá nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học với nhau hoặc trộn với thuốc trừ sâu hóa học vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
  • Thời điểm tốt nhất để phun thuốc trừ sâu sinh học là buổi sáng sớm, chiều mát và trời không mưa.
  • Thời điểm thu hoạch an toàn sau khi phun thuốc trừ sâu sinh học là từ 3 – 7 ngày.
  • Nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ: khẩu trang, găng tay, nón bảo hộ,... khi phun thuốc.

Trên đây là 3 cách làm thuốc trừ sâu sinh học vừa đơn giản, vừa dễ thực hiện tại nhà. Hy vọng những thông tin chia sẻ và hướng dẫn trên sẽ giúp bạn tự pha chế thuốc và áp dụng vào mô hình trồng trọt của mình đảm bảo đạt hiệu quả cao.

Nếu quý khách hàng quan tâm đến các thiết bị tưới tiêu tự động để hỗ trợ cho việc chăm sóc vườn rau của mình song song với sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, khách hàng có thể tham khảo một số sản phẩm sau của Smart Garden:

Tưới nhỏ giọt Đầu tưới phun sương
Đầu tưới nhỏ giọt Đầu tưới phun sương Đầu tưới phun mưa Tưới cảnh quan