Tin tức
Tin mới nhất
Cách Lắp Đặt Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt Tại Nhà
Smart Garden sẽ hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà cho vườn cây thay thế cho cách tưới truyền thống, kém chính xác và lãng phí nước. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn có thể tưới cả khu vườn rộng chỉ bằng cách mở vòi nước chờ.
Việc đầu tiên cần làm là phác thảo đơn giản sơ đồ khu vườn nhà bạn theo góc nhìn từ trên xuống. Có 3 kiểu vườn nhà mà bạn cần phải phân loại rõ trong sơ đồ đó là:
Vườn luống - quy hoạch theo thửa vuông và đồng nhất trồng 1 loại cây, cây trồng thường là rau ăn lá và hoa mầu.
Vườn tiểu cảnh - quy hoạch theo hàng lối hoặc cụm, trồng nhiều loại cây cảnh. Các hàng cây thường đồng nhất trồng 1 loại cây nhưng các cụm cây thường bao gồm vài cây khác nhau. Nhu cầu nước cho các cây có thể không đều.
Cây trồng chậu - dạng vườn có thể tùy biến vị trí của cây. Cây trồng cũng rất đa dạng cho nhiều mục đích. Nếu bạn đã mất công thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho cả khu vườn rộng thì hãy thiết kế hệ thống đảm nhiệm luôn việc tưới cho các vị trí chậu cây này.
Hãy chuẩn bị các vòi nước chờ riêng biệt cho 3 kiểu vườn này nếu nhà bạn sở hữu cả 3 loại trên, sẽ tiết kiệm vật tư hơn rất nhiều so với sử dụng chung 1 vòi tưới.
Điều đặc biệt là tưới nhỏ giọt hoàn toàn có thể tùy biến theo sự thay đổi vị trí của các chậu cây và khi tưới thì nước không bị tràn ra ngoài chậu.
Sau khi phác thảo xong, hãy thử đi đường ống giả định trên bản vẽ. Đường ống chính giống xương sống của hệ thống sẽ từ vòi nước chờ chạy thông khu vườn. Các đường ống con giống như mạng sườn nối với đường ống chính chạy đến các gốc và rễ cây (Theo hình minh họa)
Một số loại đường ống tưới nhỏ giọt được nhà sản xuất thiết kế tích hợp sẵn các đầu tưới cố định trên thân ống chuyên cho tưới tiêu nông nghiệp quy mô lớn. Thường được gọi là ống băng nhỏ giọt. Nếu cây trồng được quy hoạch theo hàng với khoảng cách đều nhau hoặc đơn giản bạn chỉ muốn tưới bao phủ một hàng cây thì sử dụng ống băng sẽ tiết kiệm được chi phí và cách lắp đặt cũng sẽ đơn giản hơn.
Chọn ống 20mm hay 25mm cho đường ống chính ? Đây là thắc mắc của không ít người tự lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt. Bạn phải căn cứ vào chiều dài ống chính và tổng lưu lượng nước tưới trong 1 giờ của cả khu vườn. Smart Garden sẽ tổng hợp lại theo biểu đồ sau để các bạn dễ hình dung mà không cần tính toán dài dòng.
Tổng lưu lượng dưới 900 lít/h thì nên dùng ống chính 20mm
Tổng lưu lượng từ 900 lít/h đến 1893 lít/h thì nên dùng ống 25mm
Giả sử bạn ước lượng tổng số đầu tưới nhỏ giọt cần lắp là 80 chiếc trong đó có 20 chiếc công suất 8lít/h và 60 chiếc 4lít/h thì tổng lưu lượng sẽ là
(20 x 8) + (60 x 4) = 400 lít/h. Ống nên dùng là ống 20 mm. Nhưng phải chú ý, nếu chiều dài ống là hơn 240 m thì theo biểu đồ trên ống thích hợp là ống 25 mm.
Đa phần vườn nhà không có mức lưu lượng cao đến mức phải dùng đến ống 25 mm. Nhất là với đầu tưới nhỏ giọt công suất bé như vậy, khả năng tiết kiệm nước cao thì dùng ống chính 20 mm là chuẩn nhất.
Đầu tưới nhỏ giọt 2 lit/h | Đầu tưới nhỏ giọt 8 lít/h | Đầu tưới nhỏ giọt bù áp 4 lít/h | Đầu tưới nhỏ giọt bù áp 8 lít/h |
Nước sẽ được tưới thông qua đầu tưới nhỏ giọt gắn trên thân ống gọi là ê-mi-tơ. Để điều chỉnh lượng nước tưới chính xác tại các vị trí, nhà phân phối sẽ cung cấp các loại ê-mi-tơ có công suất khác nhau tùy theo yêu cầu từ 2 lít/giờ đến 8 lít/giờ. Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm này trên trang Smart Garden. Ngoài ra bạn có thể yêu cầu nhà phân phối cung cấp các loại ê-mi-tơ bù áp, giá thành sẽ đắt hơn nhưng sẽ tưới lượng nước chính xác theo công suất mà không bị ảnh hưởng bởi hao hụt áp do địa hình và độ dài đường ống.
Có 2 cách để gắn các đầu tưới nhỏ giọt là:
Cách 1: Gắn trực tiếp lên thân ống chính nếu bạn đi ống chính với khoảng cách gần với các gốc cây. Cách này tiết kiệm vật tư nhất tuy nhiên không phải khu vườn nào cũng thuận lợi để đi ống chính tới sát gốc cây. Ống chính thường cứng vì tiết diện lớn hơn nên rất dễ bị gập khi bạn cố bẻ ống tới vị trí mong muốn.
Cách 2: Kết hợp ống minitube đường kính 6 mm, cọc đỡ mini và đầu nối minitube để ê-mi-tơ tưới gần các gốc cây hơn. Cách này sẽ tăng số lượng phụ kiện như đã nói nhưng sẽ giúp việc đi ống chính thoải mái hơn.
Cách đi ống sẽ ảnh hưởng tới số lượng vật tư bạn phải mua. Hãy phác thảo và ước lượng sao cho phù hợp với khu vườn nhưng cũng tiết kiệm chi phí nhất.
Bước 2: Kết nối với vòi nước chờ với một số linh kiện đi kèm
Hãy chuẩn bị ba phụ kiện quan trọng trước khi tiến hành kết nối đường ống với vòi cấp nước đó là: van xả khí, bộ lọc và thiết bị điều áp.
Van xả khí xả các túi khí hình thành bên trong đường ống ra bên ngoài. Tránh việc các túi khí gây ăn mòn thiết bị và cản trở lưu lượng nước gây vỡ đường ống.
Bộ lọc giống như phương án bảo hiểm tốt nhất cho cả hệ thống tưới. Để tránh việc nguồn nước có thể có các cặn bẩn làm tắc đầu tưới thì lắp đặt một bộ lọc cho hệ thống sẽ không bao giờ là thừa. Bạn cũng không nên quá tự tin vào nguồn nước sạch của ngôi nhà mà bỏ qua bộ lọc.
Thiết bị điều áp sẽ giới hạn mức áp làm việc không vượt ngưỡng gây hại cho đường ống. Trong trường hợp của tưới nhỏ giọt, nếu áp cao hơn ngưỡng 3.0 bar thì bắt buộc phải dùng van điều áp để hệ thống làm việc ổn định, tránh trường hợp áp cao làm vỡ ống. Bạn có thể không cần dùng van điều áp nếu mức áp trong ngưỡng làm việc.
Có nên lắp thêm bơm tăng áp? - Việc lắp bơm tăng áp có thể là thừa nếu chiều cao của nguồn nước (chân bể nước dùng trên tầng cao nhất) tới vòi tưới đạt chiều cao tối thiểu 15 m, tương đương với tòa nhà 4 tầng. Dưới 15 m bạn có thể mua thêm bơm tăng áp để bù lại áp lực nước hệ thống.
Các bộ phận có ren để kết nối với nhau theo thứ tự
Vòi cấp nước - Van xả khí - Bộ lọc cặn - Thiết bị điều áp - Khớp nối ống PE
Bước 3: Đi đường ống trong khu vườn.
Đây là bước đơn giản nhất, hãy đi đường ống theo bản vẽ của bạn. Tuy nhiên hãy cố định đường ống của bạn bằng các cọc nhựa để tránh việc đường ống bị sai lệch so với sơ đồ khi có áp lực nước đi qua đường ống. Các cọc nhựa được thiết kế có gá hoặc móc sẽ ghim ống dẫn vào đúng vị trí. Sau đó có thể chọn 1 trong 2 cách đặt vị trí đầu tưới nhỏ giọt như đã nói trên. Khi gắn các đầu tưới nhỏ giọt rời trên thân ống nhỏ giọt bạn sẽ cần sử dụng công cụ dùi ống.
Ghim ống 20 mm | Cố định ống bằng ghim ống | Dùi ống nhỏ giọt |
Khi đi ống, nếu góc đổi hướng quá bé khiến đường ống bị gập, bạn nên cắt đường ống đó và thay thế chỗ cắt bằng măng xông ống (cút chữ T hoặc chữ L) để đổi hướng đi ống dễ dàng. Bạn nên mua thêm nói ống măng xông 20x20mm để nối ống phòng khi đường ống bị vỡ do các nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Các gốc cây to
Cây to sẽ cần nhiều nước tưới hơn. Nếu sử dụng các đầu tưới nhỏ giọt công suất bé thì sẽ phải đi ống vòng quanh gốc cây, mất rất nhiều vật tư do số lượng đầu tưới và chiều dài ống tăng thêm.
Sử dụng que cắm nhỏ giọt 8 cửa với lưu lượng lớn và có tính thẩm mỹ cao.
Có thể điều chỉnh công suất bằng núm xoay trên đỉnh đầu và đồng nhất thời gian tưới với các đầu tưới nhỏ giọt công suất bé hơn.
Lưu ý, nếu có nhiều gốc cây to thì số lượng que cắm nhỏ giọt 8 cửa tăng lên sẽ khiến lưu lượng tổng tăng theo đáng kể. Công suất của các loại que cắm này thường lớn, lên tới 70 lít/h. Ngoài ra ở mức áp làm việc cao nhất 2.5 bar - 40 PSI, bán kính phun của que cắm nhỏ giọt 8 cửa có thể đạt 40 cm. Bạn cũng có thể dùng que cắm này để bố trí tưới cho các cụm cây, tính toán nhu cầu nước cho tất cả những cây trong cụm mà chỉnh lưu lượng cho thích hợp.
- Các chậu cây.
Hệ thống tưới nhỏ giọt đi ống trên mặt đất sẽ cần phương án tiếp cận với những chậu cây nhất là những chậu cây ở trên cao. Với trường hợp này ta nên sử dụng que cắm nhỏ giọt và ống minitube.
Lưu ý áp sẽ giảm khi các đầu tưới ở vị trí cao hơn, hãy xem xét chiều cao bể nước và chậu cây để chắn chắn rằng áp sẽ đủ để các que cắm nhỏ giọt ở vị trí cao này làm việc bình thường.
Nước sẽ chỉ đi ra từ chân que khi được cắm trực tiếp vào chậu cây. Khớp nối có thể thay thế bằng các bộ chia 2 hoặc 4 kết hợp với đầu tưới nhỏ giọt 4 lít/h và 8 lít/h, để giảm số lần đục lỗ trên thân ống chính. Smart Garden cung cấp các que cắm có lưu lượng 1,8 – 2,2 lít/h cho thị trường.
- Vườn rau luống
Khu vườn rau được quy hoạch theo luống. đều và thẳng. Cách tiết kiệm vật tư nhất là sử dụng ống băng nhỏ giọt. Bạn không cần sử dụng công cụ dùi ống để gắn các đầu tưới emitơ rời.
Có nhiều loại ống băng khác nhau. Có ống băng thường và ống băng nhỏ giọt bù áp. Có loại khoảng cách giữa 2 đầu tưới liền kề là 20 cm, 30cm, tùy vào cách bạn bố trí vườn hoa mầu mà chọn khoảng cách thích hợp. Công suất của ống băng phụ thuộc vào chiều dài ống và tiết diện ống. Ống càng dài và tiết diện càng lớn thì công suất (lưu lượng/h) càng lớn.
Bước 4: Rửa đường ống, bịt đầu ống chính và lấp đường ống
Đây là bước cuối cùng và cũng rất quan trọng. Hãy xả nước thật mạnh để rửa sach cặn và bụi bẩn trong đường ống qua điểm cuối của ống chính. Sau đó tiến hành bịt ống. Bạn nên sử dụng bịt ống số 8 thay cho bịt ống măng xông để sau này còn có thể dễ dàng xả đường ống trong các đợt bảo trì.
Để tránh việc đi đường ống làm mất vẻ đẹp tự nhiên của vườn bạn có thể lấp đường ống lại bằng hỗn hợp gồm vỏ hạt, rơm rạ, lá và cành cây khô. Bạn có thể tự làm hỗn hợp này tại nhà. Hỗn hợp này có tác dụng ngăn cản nước hóa hơi cũng như duy trì độ ẩm đất lâu hơn. Khi lấp đường ống, nên để lộ các đầu tưới nhỏ giọt trên mặt đất để tiện cho việc bảo trì sau này.
Thiết kế hệ thống tưới cây đúng cách không chỉ để chăm sóc cây tốt hơn mà còn đảm bảo phù hợp với thiết kế cảnh quan vì thế :"Đừng quên tham khảo những bộ kít tưới nhỏ giọt của Smart Garden với đầy đủ trang phụ kiện kèm theo hướng dẫn sẽ giúp bạn tất tay tự làm hệ thống tưới cho riêng khu vườn của mình nhé"