Hotline 024 3568 3680

0

Tin tức

Cách trồng lan phi điệp vào chậu khi mới mua về đúng kỹ thuật

Lan là một loài hoa không còn quá xa lạ với những người đam mê cây cảnh, đặc biệt là hoa lan phi điệp vì nó có giá thành phù hợp, dễ trồng và dễ thích nghi. Tuy nhiên, với những người mới lần đầu tiếp xúc sẽ gặp khá nhiều trở ngại trong việc trồng và chăm sóc. Ngay trong bài viết này, tuoithongminh.com sẽ mang đến cho bạn cách trồng lan phi điệp vào chậu và bí quyết chăm sóc cho hoa luôn đẹp rực rỡ.

cách trồng phi lan điệp

Trồng lan phi điệp đơn giản tại nhà

Đặc điểm của lan phi điệp

Lan phi điệp thuộc chi hoàng thảo, có tên khoa học là Dendrobium anosmum và được biết đến với nhiều tên gọi khác như lưỡng điểm hạc, giả hạc. Đây là loại cây sinh trưởng chủ yếu trong môi trường có khí hậu nhiệt đới nên xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia,...

đặc điểm của phi lan điệp

Đặc điểm của phi lan điệp

Để biết cách trồng lan phi điệp khi mới mua về, bạn cần biết rõ những đặc điểm của loài cây này như thế nào thông qua mô tả như sau:

  • Thân cây lan phi điệp: Là loại cây dòng thân thòng, có thân mềm và hoa nở thành 1 dãy theo hướng xuống đất như thác nước, thân lan có kích thước bằng ngón tay út hoặc đôi khi bằng ngón tay cái và dài trung bình khoảng 2m.
  • Lá lan phi điệp: Thường mọc so le nhau và có chiều dài khoảng 10 - 12cm, rộng 4 - 8cm. Tùy vào điều kiện sống mà lá có hình dạng tròn hoặc thon. Khi lá rụng, thân cây sẽ chuyển sang màu trắng xám và các đốm đen.
  • Hoa lan phi điệp: Hoa thường mọc ở các đốt gần ngọn và xếp khá đều nhau. Mỗi bông có đường kính khoảng 6 - 10cm, thơm nhẹ đặc trưng, dễ chịu và có thể nở kéo dài đến 20 - 25 ngày. Độ đậm màu sắc của hoa sẽ phụ thuộc tùy vào từng điều kiện thời tiết của mỗi vùng miền.

Đặc điểm sinh trưởng của lan phi điệp

Lan phi điệp là loài cây ưa sáng và thích hợp sống trong môi trường có nhiệt độ từ 23 - 28 độ C nên cách chăm sóc lan phi điệp cũng khá đơn giản. Cuối xuân hoặc đầu hè (tầm tháng 4 - 6) là thời điểm mà hoa nở rộ. Trước khi ra hoa, những phần thân cây già sẽ thường khô lại và chuyển dần sang màu nâu tím hoặc vàng rơm rồi rụng dần. Lan phi điệp có tuổi thọ rất cao khi có thể cho ra hoa lên đến 15 năm.

Phân loại lan phi điệp

Hiện nay, có rất nhiều loại lan phi điệp khác nhau. Để phân loại chúng ta có thể dựa theo nhiều yếu tố.

Phân loại hoa theo màu sắc

  • Phi lan điệp tím: Thường nở vào dịp tết từ tháng 4 - 8.
  • Phi lan điệp vàng: Thường nở vào tháng 9 - 11.
  • Phi lan điệp hồng: Thường nở vào tháng 2 - 4 (miền Nam), tháng 3 - 5 (miền Bắc).
  • Phi lan điệp trắng: Thường nở vào tháng 4 - 6.

lan phi điệp

Lan phi điệp màu vàng

Phân loại hoa theo vùng miền

  • Kon Tum: Những dòng hoa này thích hợp với khí hậu vùng Tây Nguyên và thường nở vào mùa Xuân - Hè.
  • Hòa Bình: Hoa có thân to, đốt thân ngắn, lá dày và to hơn những dòng khác. Hoa cũng to và mọc nhiều hơn. Giá thành cao.
  • Thanh Hóa - Nghệ An: Đặc điểm của dòng hoa này là ưa thích vùng nóng và thường nở vào cuối hè.
  • Di Linh - Đức Trọng: Là loại duy nhất nở vào mùa Đông - Xuân.
  • Quảng Bình - Quảng Trị: Hoa thường nở muộn vào cuối Thu.

Phân loại hoa theo đặc điểm cấu tạo

  • Màu sắc cánh hoa: 5 Cánh trắng, khói, ám,..
  • Đặc điểm mắt: Mắt xước, mắt mù, 6 mắt,...
  • Đặc điểm hình dạng cánh: Cánh bầu, cánh mai, cánh bay,...
  • Đặc điểm mũi: Mũi tây, mũi hồng,..

cách trồng lan phi điệp cánh bay

Lan phi điệp cánh bay

Phân loại hoa theo nguồn gốc

Hoa lan phi điệp hiện có ở nhiều nước Đông Nam Á nên thường sẽ được chia theo tên quốc gia như lan phi điệp Việt Nam, lan phi điệp Thái Lan, lan phi điệp Campuchia,...

Thời điểm thích hợp trồng lan phi điệp

Thời điểm thích hợp nhất để trồng hoa lan phi điệp chính là vào mùa ngủ của giả hành, có thể hiểu là giả hành trơ trụi hết lá cho tới khi sắp nảy mầm ở gốc. Nếu bạn chọn loại hoa nở vào mùa xuân thì nên trồng vào khoảng tháng 11 - 2 âm lịch năm sau. Còn nếu muốn hoa nở vào mùa hè thì nên trồng hoặc ghép vào cuối xuân.

Cách trồng lan phi điệp trong chậu

Chuẩn bị trước khi trồng lan phi điệp

  • Cây giống: Bạn có thể mua cây non mọc từ thân già hoặc mua lan trưởng thành. Nhưng để đảm bảo cây sống tốt thì người ta thường mua lan trưởng thành.
  • Giá thể: Nên trộn hỗn hợp như vỏ thông, than củi, mùn bã, xơ dừa, rêu rừng và phân chuồng ủ mục.
  • Chậu cây: Tùy theo sở thích, bạn có thể chọn loại chậu cây làm bằng đất nung, rổ rá, nhựa đều được. Tuy nhiên, đối với các chậu cần phải chú ý diệt khuẩn trước khi ươm giống để tránh lây lan vi khuẩn gây bệnh cho cây.

cách trồng lan phi điệp

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi tiến hành trồng lan vào chậu

Xử lý cây giống

Công đoạn đầu tiên của cách trồng lan phi điệp vào chậu là bạn cần tỉa bớt đi rể của cây giống và chừa lại khoảng 2 - 4cm. Đồng thời, loại bỏ những phần rể bị hư, thối hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh vì về sau nó có thể gây sâu bệnh cho cây lan phi điệp.

Bên cạnh đó, bạn cần phải xử lý giống với các chế phẩm kích thích, thuốc diệt nấm, diệt sâu bệnh để kích thích khả năng sinh trưởng và đề kháng, nhằm đề phòng các mầm mống bệnh.

Tiến hành trồng cây vào chậu

Đặt 1 miếng xốp vào khoảng ½ chậu để giúp thoát nước tốt. Tiếp đó bỏ vỏ thông đều mặt chậu rồi giâm phần rể đã được xử lý trước đó vào giá thể. Bạn có thể đặt cây ở vị trí cao, thoáng mát và kết hợp thêm hệ thống tưới phun mưa để thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc cây.

cách trồng lan phi điệp vào chậu

Trồng lan phi điệp vào chậu

Cách chăm sóc lan phi điệp

Cách chăm lan phi điệp cũng không quá khó, bạn chỉ cần tuân thủ theo một số tiêu chí như sau thì hoa sẽ sinh trưởng tốt và cho ra hoa đẹp:

  • Ánh sáng: Là loại cây ưa sáng nên bạn hoàn toàn có thể để cây ở ngoài trời nắng mà không lo cây bị héo. Tuy nhiên, với những lá còn non bạn cần có thêm lưới che để tránh chúng bị cháy.
  • Độ ẩm: Nên cho hoa lan phi điệp sống trong môi trường có độ ẩm từ 60 - 70% vào mùa xuân và 80 - 90% vào mùa hè/thu để được phát triển tốt nhất.
  • Tưới nước: Lan phi điệp không cần tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên, vào mùa hè bạn nên tưới nước thường xuyên với tần suất 2 - 4 lần/tuần. Còn đối với mùa thu/đông thì bạn nên giảm lại lượng nước và chỉ với tần suất từ 1 - 2 lần/tuần là được.
  • Nhiệt độ: Loài lan có khả năng chịu nắng nóng và lạnh rất tốt dù là ở nhiệt độ 38 độ C vào mùa hè hay dưới 3.3 độ C vào mùa lạnh.
  • Bón phân: Từ tháng 1 - 9, bạn nên bón phân 15 - 15 - 15. Từ tháng 9 - 11, bón phân 10 - 30 - 10. Từ tháng 12 - tháng 1 năm sau bạn không cần bón phân.

Cách phòng bệnh cho lan phi điệp

Để lan phi điệp phát triển tốt, sạch bệnh và ra hoa đẹp thì đòi hỏi người trồng phải có những biện pháp phòng trừ và ngăn chặn sâu bệnh hiệu quả.

phòng bệnh lan phi điệp

Bệnh thán thư trên cây lan phi điệp

Một số cách xử lý bệnh thường gặp trên lan phi điệp cụ thể như sau:

  • Bệnh đen thân cây: Cắt bỏ phần thối rửa kết hợp phun thuốc như: Carbenzim, Benlat 1/2000, Zineb 3/2000, Zin, Bendazol.
  • Bệnh thán thư: Cắt bỏ phần lá bị vàng rồi kết hợp phun thuốc diệt nấm 5 - 7 ngày/phun 1 lần: Bendazol, Cabenzim, Thio-M.
  • Bệnh thối nâu vi khuẩn: Dùng Kasumin hoặc 1 trong những hỗn hợp để phòng trị như: Alpine + Saipan, Saipan + Mexyl; Mexyl + Alpine.
  • Bệnh đốm vòng: Dùng thuốc Topsin M 70 WD, Bendazol, Thio-M, Carbenzim,  hoặc Score 250 ND.
  • Phòng bệnh bằng nước vôi trong: Cách này có tác dụng diệt khuẩn và giúp cây cứng cáp hơn do vôi chứa canxi. Dùng 1 lượng vôi bằng ngón tay cái hòa cùng 1,5l nước. Đợi đến khi vôi lắng xuống rồi lấy phần nước vôi xịt lên giá thể trồng lan. Nên thực hiện đều đặn 2 lần/tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. cây được cứng cáp.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về cách trồng lan phi điệp cùng những bí quyết chăm sóc cho lan được tốt và ra hoa đẹp hơn. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ phần nào giúp bạn tạo ra được những chậu hoa lan thật lộng lẫy và đầy màu sắc. Chúc các bạn thành công!