Hotline 024 3568 3680

0

Tin tức

Giải Pháp Tiết Kiệm Nước Trong Nông Nghiệp

hệ thống tưới nhỏ giọt

Nguồn nước sạch không phải là tài nguyên vô hạn. Điều này đã được chính con người thừa nhận từ lâu.Tình trạng xâm nhập mặn, sa mạc hóa và tàn phá rừng khiến nước sạch trong tương lại sẽ trở nên khan hiếm. Nhu cầu nước vẫn tiếp tục tăng cùng dân số thế giới sẽ khiến nghành nông nghiệp phải chuyển đổi phương thức thủy lợi. Con số thực tế về lượng nước sạch sử dụng trong nông nghiệp năm 2017 đã vượt mức 70% tổng tiêu thụ toàn cầu. Chúng ta cần phải có một giải pháp tiết kiệm nước phù hợp trong mọi hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp.


Bài toán về nguồn nước cho nông nghiệp sẽ luôn đi theo với hệ thống tưới tự động – công nghệ đã được thế giới phát triển không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, khái niệm hê thống tưới tự động ở Việt Nam chỉ gắn liền với giải phóng sức lao động. Các đợt hạn hán nghiêm trọng diễn ra tại các tỉnh miền Tây trong suốt những năm gần đây chính là lời cảnh báo về hậu quả của việc khai thác nguồn nước phản khoa học và lãng phí tài nguyên nước quý giá.Việt Nam cần phải sớm tiếp cận các phương pháp sử dụng hiêu quả nguồn nước để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai.


Hệ thống tưới nhỏ giọt – giải pháp tiết kiệm nước hiệu quả

Hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp nước tưới trực tiếp cho rễ cây trồng, giảm thiểu khả năng nước bị bốc hơi một phần. Đây là vấn đề thường gặp của hệ thống tưới phun mưa khi mà lượng nước thất thoát do bốc hơi có thể lên tới 30%. Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hợp lý cho nông trang có thể tiết kiệm lên tới 80% lượng nước tưới tiêu khi so với các phương pháp khác. Ngoài ra, hệ thống tưới nhỏ giọt đã được chứng minh là có khả năng tăng năng suất cho cây trồng nhờ việc kích thích bộ rễ của cây lan tỏa đều trong lòng đất và lấy được nhiều dinh dưỡng hơn.

Hệ thống tưới nhỏ giọt hiện nay đã được nhiều hộ nông dân ở Việt Nam áp dụng triển khai đạt hiệu quả kinh tế cao.


Đào ao hồ tích trữ nước

Nhiều nông trại vừa và nhỏ ở Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nước công và nước giếng khoan trong khi số khác có khoảng diện tích để xây ao hồ để sử dụng cả năm. Quy hoạch ao hồ không những có lợi cho hệ sinh thái mà còn hỗ trợ cắt giảm lượng nước khai thác từ nguồn nước công và giếng khoan. Các chuyên gia cho rằng, khai thác quá mức nguồn nước ngầm từ các giếng đào sẽ gây nhiều hệ lụy như sụt lún nền đất và ô nhiễm mạch nước ngầm.


Lên kế hoạch tưới tiêu

Kiểm soát nước tưới cho cây trồng bước đầu có thể hiểu là kiểm soát lượng nước tưới. Thế nhưng trong nông nghiệp hiện đại, kiểm soát nước tưới còn mang tính quyết định thời gian tưới, khi nào, bao nhiêu lần và bao nhiêu lâu. Để tránh việc tưới nước quá nhiều, nông dân phải nhờ sự trợ giúp của các trạm dự báo thời tiết, thu thập dữ liệu liên quan đến độ mặn, phèn, độ ẩm đất và không khí. Các trạm quan trắc hiện đại ngày nay cũng có thể kết nối với các thiết bị điện tử cầm tay qua bộ thu phát không dây hỗ trợ nông dân kịp thời điều chỉnh các hoạt động tưới tiêu cho thích hợp.


Cây trồng chịu hạn - Giải pháp tiết kiệm nước

Chọn giống cây chịu hạn

Chọn các giống cây chịu hạn là giải pháp tiết kiệm nước và cân bằng các nhu cầu về nước. Cây chịu hạn thông thường sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bù lại có thể đối phó tốt với tình trạng khô hạn thất thường của thời tiết. Các loại cây này được những người nông dân chọn lọc qua những vụ mùa ở những vùng đất khô, ít mưa. Tiến bộ khoa học công nghệ hiện nay đã tạo ra các giống cây trồng biến đổi gen vừa chịu được hạn tốt vừa cho ra năng suất cao. Tuy nhiên cây trồng biến đổi gen vẫn là đề tài còn nhiều tranh cãi. 


Canh tác khô

Phương pháp canh tác không sử dụng nước chủ yếu kích thích rễ cây trồng ăn sâu xuống đất tìm kiếm các mạch nước ngầm. Ở một số nơi trên thế giới, các phương pháp thủy lợi đã biết đều bị cấm, vì thế canh tác khô là phương án hữu hiệu vừa tiết kiệm nước, vừa tận dụng nguồn nước tự nhiên trong đất. Người nông dân phải có hiểu biết sâu về cây trồng và đặc điểm địa lý của vùng canh tác thì mới có thể áp dụng phương pháp này. Năng suất có thể bị giảm đi nhưng chất lượng của nông sản được cải thiện rõ rệt qua một số nghiên cứu.


Sử dụng phân hữu cơ

Các loại phân hữu cơ như chất thải động vật đã ủ, hỗn hợp vỏ hạt, mùn cưa, lá cây và cành cây khô đã được chứng minh khả năng cải thiện dinh dưỡng trong đất và tăng khả năng giữ nước. Vỏ hạt khi bao phủ lên bề mặt đất trồng sẽ duy trì độ ẩm trong khoảng thời gian lâu hơn. Mùn cưa khi kết hợp với đất có tỉ lệ cát cao sẽ giảm mức độ thẩm thấu của nước xuống tầng đất sâu hơn. Phân và các hỗn hợp hữu cơ thường không hay bán như phân vô cơ, đòi hỏi phải có thời gian chuẩn bị.


Cây trồng phủ đất - giải pháp tiết kiệm nước

Cây trồng phủ đất

Các loại cây trồng phủ đất như cỏ ba lá và húng quế đã được biết đến như là giải pháp bảo vệ đất trồng, ngăn chặn xói mòn, ngăn chặn các loại thực vật xâm hại, tăng độ phì nhiêu và chống thất thoát nước. Nông trại kết hợp với cây trồng phủ đất sẽ cho ra năng suất cao hơn 12% so với nông trại khác trong thời kỳ khô hạn.


Hệ thống thủy canh

Thủy canh & khí canh

Trồng cây bằng phương pháp thủy canh hay khí canh không chỉ kiểm soát được lượng nước cho cây trồng mà còn căn cơ được lượng phân bón dinh dưỡng chính xác cho từng giai đoạn phát triển của cây. Hình thức này áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và thường cho ra sản phẩm đảm bảo an toàn và chất lượng hơn so với cây trồng trên ruộng đất.