Hotline 024 3568 3680

0

Tin tức

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt với phụ kiện đơn giản

Với một số linh phụ kiện trong bộ kit, bạn có thể tự tay thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà giống chơi xếp hình. Hướng dẫn sau có thể giúp bạn làm một hệ thống tưới nhỏ giọt hoàn chỉnh trong một giờ.

Kiểm tra chất lượng nguồn nước đầu tiên

Bước đầu tiên để thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt chuẩn liên quan tới chất lượng nước tưới. Chúng ta có rất nhiều cách để xử lý nguồn nước nếu như chất lượng không đảm bảo để tưới cho cây. Tuy nhiên để nguồn nước không gây ra vấn đề cho hệ thống tưới nhỏ giọt thì nước nói chung cần phải “sạch” hơn mức tiêu chuẩn tưới cây.

Chúng ta chắn chắn sẽ phải lọc nước để việc bảo trì hệ thống dễ dàng hơn, ít gây tắc đầu tưới và tăng tuổi thọ. Nhưng cũng nên nhớ rằng, thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt có nhiều loại và khả năng chống tắc cũng khác nhau.

Các loại hệ thống tưới nhỏ giọt và khả năng chống tắc tăng dần theo thứ tự:

  1. Ống băng nhỏ giọt dẹt.

Dây tưới nhỏ giọt dẹtCó các rãnh zig zac nhỏ giọt.

Ống phồng lên khi có nước đi qua.

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản.

Có thể cuộn lại thu hồi.

Không được uốn để đổi hướng đi ống. 

Tuổi thọ ngắn hạn 3 - 5 năm.

 

 

  1. Nhỏ giọt công suất thấp – sử dụng đầu tưới hoặc que cắm nhỏ công suất < ½ gallon trên phút

 

hệ thống tưới nhỏ giọt que cắmque cắm nhỏ giọt

  1. Nhỏ giọt công suất cao – sử dụng đầu tưới công suất > 1 gallon trên phút

 

Đầu tưới nhỏ giọt 8 lít/hđầu tưới nhỏ giọt bù áp

  1. Que cắm nhỏ giọt nhiều tia có thể điều chỉnh lưu lượng, công suất > 3 gallon trên phút, thiết kế có dạng đầu tưới chỉnh lưu.

 

que cắm nhỏ giọtđầu tưới nhỏ giọt 8 tia

  1. Dây tưới nhỏ giọt cao cấp có gắn cố định đầu tưới emitơ của Netafim/Dripperline

 

ống băng nhỏ giọt cao cấp

Đầu tưới gắn sẵn bên trong ống

Ống băng cao cấp có thêm chức năng bù áp và tự làm sạch.

Cỏ thể uốn cong để đổi hướng ống

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt thường hay đi ngầm dưới đất

Dễ dàng thu hồi, bảo trì và sửa chữa.

Tuổi thọ cao lên tới 12 năm.

 

 

       6.  Ống Soaker - tưới nhỏ giọt lưu động

tưới ống soakerLắp trực tiếp vào vòi tưới không cần nhiều phụ kiện

Áp làm việc thấp 15 PSI 

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản, không cần các phụ kiện ghép nối

Không lo lắng về việc đầu tưới bị tắc. 

Độ dài ống tối đa 15 m. Dạng ống Soaker không đi ống được khoảng cách xa.

Dễ bị hư hỏng nên sau khi tưới cần phải thu hồi. Không nên để ngoài trời quá 1 tuần.

 

 

Có rất nhiều sự khác biệt trong năm loại trên mà mỗi loại đều có những ưu khuyết điểm riêng. Không nên chỉ dựa vào khả năng chống tắc làm điều kiện hàng đầu để lựa chọn thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt phù hợp nhất.

Nguồn nước có hại cho hệ thống tưới nhỏ giọt nhất là từ ao và hồ do chứa số lượng lớn tảo và các hạt vô cơ. Nước cứng cũng là vấn đề, cặn canxi sẽ làm tắc đầu tưới và những điểm nhạy cảm của hệ thống. Nguồn nước giếng thì hay lẫn với cát sỏi.

Các trang bị liên quan khi thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt

Tất cả hệ thống tưới đều cần bộ lọc ngay cả khi bạn dùng nguồn nước sạch nhất từ nhà máy. Có thể coi như là biện pháp bảo hiểm cho cả hệ thống. Đừng chủ quan mà cho rằng nước từ nhà máy sạch 100% mà không đầu tư một bộ lọc. Một vài người không thích làm sạch lõi lọc thường xuyên, trong trường hợp này thì nên chọn mua bộ lọc to hơn. Tần xuất làm sạch lõi lọc cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất lượng nước, có thể 1 tuần/ 1 lần thậm chí 1 năm.

Bộ lọc hệ thống tưới

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ cần thêm bộ điều áp nếu nguồn nước sử dụng từ hệ thống cấp nước thành phố có mức áp từ 40 PSI đến 60 PSI. Bạn có thể bỏ qua van điều áp nếu nguồn nước cấp trực tiếp từ bể chứa nằm trong ngưỡng làm việc của cả hệ thống. Hầu hết các đầu tưới nhỏ giọt được thiết kế làm việc trong mức áp từ 20 đến 25 PSI tương ứng với định mức công suất (lưu lượng tưới).

Đầu tưới nhỏ giọt kèm theo công cụ đục lỗ trên thân ống có trong bộ kit sẽ là hai trang bị quan trọng để thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt. Trong trường hợp khoảng cách các cây và bụi cây trong vườn không đều thì cách đi ống và tự chọn vị trí cho đầu tưới sẽ tùy biến theo vị trí của cây. Các đầu tưới nhỏ giọt rời của một số hãng như Jain Flag có thể tháo núm để vệ sinh bên trong. Số khác như của thương hiệu Netafim sẽ không tháo được nhưng tuổi thọ có thể lên tới 15 năm do thiết kế đầu tưới sở hữu khả năng bù áp và tự làm sạch nên rất khó bị tắc.

Tìm hiểu thêm về chức năng bù áp và tự làm sạch của đầu tưới nhỏ giọt cao cấp tại đây.

Bạn có thể bố trí các cây cách đều nhau khoảng 20 cm hoặc 30 cm để có thể dùng ống băng nhỏ giọt dẹt hoặc dây tưới cao cấp. Ống băng nhỏ giọt dành riêng cho các trang trại trồng rau hơn là vườn nhà. Sử dụng ống băng bắt buộc phải đi ống thẳng, nếu chuyển hướng ống thì phải cắt ống và sử dụng co nối chuyên dụng. Một số dạng ống băng nhỏ giọt như ống Soaker DripLine có thể uốn để đổi hướng mà không lo ống bị gập hoặc biến dạng khi thu hồi. Các ống băng dẹt thành mỏng làm việc với mức áp 10 PSI, Soaker DripLine là 15 PSI và dây tưới gắn sẵn đầu nhỏ giọt là 20 PSI.

Thông thường vòi tưới nhỏ giọt không bao quát được khu vực tưới rộng. Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cho những khu vực có thảm thực vật dày sẽ cần tới loại que cắm nhỏ giọt đặc biệt có khả năng điều chỉnh lưu lượng trong khoảng từ 0 đến 70 lít/h. Que cắm tưới 8 tia với tầm phun các tia lên tới 40 cm, có thể bố trí để tưới riêng cho những cụm cây cảnh mọc sát nhau. Một số đầu tưới nhỏ giọt cũng có thể chỉnh lưu nhưng chỉ thích hợp tưới các loại cây đơn lẻ. Do có chức năng chỉnh lưu nên đầu tưới hay que cắm dạng này sẽ không có chức năng bù áp.

Vẽ sơ bộ thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt

Xác định vị trí của cây, tuổi của cây và khả năng chiu hạn và vị trí của nguồn nước. Dựa vào dữ liệu đó, hãy xác định số lượng đầu tưới và độ dài đường ống. Cũng cần phải tính toán những cây con lớn dần và sẽ cần nhiều nước hơn. Bạn có thể tăng thời gian tưới nhưng đồng thời cũng khả năng gây úng tại các vị trí cây khác. Cách tốt nhất là lắp thêm đầu tưới để tăng lượng nước cần thiết cho cây.

Nếu sử dụng bể nước trên cao để cấp nước thì hãy tính toán chính xác lượng nước cấp cho cả vườn. Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt nên để dư 25% để sau này bạn có thể trồng thêm cây mà không lo thiếu nước tưới. Cách tính tổng lượng nước cần dùng là:

[(A x a) + (B x b) + (C x c) + (…)] x H

Trong đó A, B và C là số lượng đầu tưới riêng biệt của 3 chủng loại khác nhau A, B, C

a, b và c là công suất tưới riêng biệt lần lượt của 3 đầu tưới A, B và C (đv: lít/giờ)

H là thời gian tưới (đv: giờ)

Lưu lượng? Hệ thống tưới sử dụng ống kích cỡ ¾ sẽ luôn cấp lưu lượng nước nhiều hơn khu vườn bạn cần. Đa số nhà vườn tổng diện tích dưới 100 m2, bạn chỉ cần sử dụng ống ½ làm đường ống tổng để phân chia cho các ống nhánh nhỏ giọt. Bạn có thể quan tâm đến công suất máy bơm nếu thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt phải đấu nối trực tiếp hệ thống bơm. Trong trường hợp này, ta chỉ cần bỏ H (không nhân với thời gian tưới) là ra lưu lượng tổng tối thiểu của bơm cần đạt để vận hành tưới. Nếu thông số lưu lượng của bơm nhỏ hơn, bạn sẽ cần phải thay thế bơm khác với lưu lượng lớn hơn 25% lưu lượng tổng của cả hệ thống. Tại sao phải > 25%? Như đã nói ở trên, rất có thể tương lai cây cần nhiều nước hơn và bạn có thể trồng thêm cây.

Khi thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt, bạn hãy xem xét cụ thể những tình huống có thể gây hại cho đường ống ví dụ bị vướng vào cuốc xẻng hay máy cắt cỏ cán và chân người dẫm lên. Ngoài ra, cũng cần quyết định có nên lấp những đoạn ống để tránh đường ống làm xấu cảnh quan. Khi lấp ống hãy sử dụng lá khô rơm rạ là tốt nhất. Nên lấp 100% đường ống nếu vườn có thả gà vịt rông qua lại thường xuyên.

Lưu ý: khi lấp ống, đầu tưới nhỏ giọt rời hay gắn sẵn đều phải hướng lên trên, không được úp xuống đất.

Cách lắp đặt thiết bị tưới nhỏ giọt cho một số trường hợp cụ thể:

Vườn kiểu gì thì áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để phù hợp? Đây là thắc mắc của không ít người.

thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt

Tưới nhỏ giọt thích hợp nhất cho chăm sóc vườn rau, cây trồng theo hàng và cây trồng trong chậu

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt

Cách bắt ống từ vòi ra dây tưới nhỏ giọt đơn 1/4" (8mm)

Nếu tưới cho rau trồng nhiều hàng thì theo phương án dưới

thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt

Dùng T nối ống chia thành nhiều hàng dây nhỏ giọt 1/4" (8mm) từ ống chính 1/2"  (20mm)

 

Cách lắp đầu tưới chính xác

Bắt buộc bạn phải đục lỗ với dùi đục chuyên dụng. Dùng đinh hay khoan không được khuyến nghị vì lỗ đục thường bị sứt mẻ tạo ra những vết nứt quanh miệng lỗ. Không cẩn thận, thì bạn có thể đục xuyên qua phần thân sau.

Trời lạnh sẽ làm ống trở nên khó đục hơn. Hãy hơ mũi dùi qua lửa để dễ dàng đục lỗ hơn.

Không nên lắp đầu tưới quá gần gốc cây vì có thể tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công. Nên lắp đầu tưới cách xa gốc khoảng 12 đến 16 cm

Khả năng thẩm thấu của nước trong đất phụ thuộc vào cấu tạo đất. Đất có độ sét cao sẽ lan tỏa nước thẩm thấu theo chiều ngang, đất tỉ lệ cát cao sẽ Nước thẩm thấu qua các kiểu đất khi áp dụng tưới nhỏ giọtlàm nước lan tỏa theo chiều dọc nhiều hơn. Tỉ lệ tốt nhất của đất lan tỏa nước đều là mùn phù sa 40%, đất sét 40% và cát 20%.

 

Bảo trì và thay thế

Các đầu tưới nhỏ giọt công suất bé sẽ gặp sự cố nhiều hơn những đầu tưới công suất lớn. Hãy mua nhiều hơn số lượng bạn cần, nếu đầu tưới gặp sự cố thì bạn có thể thay thế chúng ngay mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần một số phụ kiện để đề phòng đường ống bị vỡ. Hãy chuẩn bị đầu nối măng xông chữ I có cùng kích thước 2 đầu, dùng để nối những đoạn ống hỏng. 

Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt đòi hỏi phải thuận tiện cho việc bảo trì và sửa chữa. Ban có thể tham khảo một số sự cố với hệ thống tưới nhỏ giọt được Smart Garden tổng hợp dưới đây để có phương án thiết kế tổng thể hợp lý nhất.

Những nguyên nhân và sự cố gây hại cho hệ thống tưới nhỏ giọt

https://tuoithongminh.com/nhung-nguyen-nhan-lam-hong-duong-ong-nho-giot-n134

.